Sáng ngày 14/8, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi) đã tổ chức phiên họp đầu tiên với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì phiên họp.
Nội dung dự thảo Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng; Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Thủ tục chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng văn phòng công chứng; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; Thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản và Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên. Bên cạnh các ý kiến đồng tình, một số đại biểu tham dự phiên họp đã đề nghị bổ sung một số nội dung khác về phạm vi điều chỉnh vào dự thảo Nghị định.
Về việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, khó khăn ở đây tập trung vào quy định thủ tục, trình tự chuyển đổi. Có hai phương án được đưa ra: Một là, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng để tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại Phòng công chứng vì đây là những người đã gắn bó và có đóng góp trong quá trình thành lập, phát triển, hoạt động tại tổ chức này, trong trường hợp có nguyện vọng nhận chuyển đổi thì cần có thứ tự ưu tiên cho Trưởng, Phó phòng công chứng, công chứng viên của Phòng công chứng dự kiến chuyển nhượng, không có người ngoài tham gia, việc chuyển đổi không mang tính thương mại. Do đó, dự thảo Nghị định cần quy định quy trình chuyển đổi mang tính hành chính nhiều hơn, công chứng viên có nguyện vọng nhận chuyển nhượng chỉ phải trả một khoản tiền mức độ. Ý kiến thứ hai cho rằng, việc chuyển đổi chứng nhằm thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, thông qua đói Nhà nước sẽ thu được khoản tiền bổ sung cho ngân sách nhà nước, do vậy quy trình, thủ tục chuyển đổi phải thực hiện qua đấu giá các Phòng công chứng, người có điều kiện sẽ tham gia đấu giá.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
- Bất động sản đang... bất động
- Giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền: “Độc chiêu” né thuế
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Tiếp tục đề xuất “nới” tín dụng bất động sản
- TT-Huế: Thành lập 2 văn phòng công chứng tư đầu tiên ở Huế
- Nên áp dụng một mức thuế VAT
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Khổ vì mua nhà bằng vàng
- Đại hội Câu lạc bộ Công chứng thành phố Đà Nẵng lần thứ I (2011-2014)
- Mở rộng thẩm quyền chứng thực: Người dân có thêm cơ hội lựa chọn
- Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
- Đà Nẵng: Quy định về cấp GCN và chuyển QSDĐ đối với các DA phát triển đất ở
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản bằng Hợp đồng ủy quyền: Những rủi ro tiềm ẩn
- Thuế TNCN trong chuyển nhượng đất là 25%
- Rước họa vì mua nhà đất giấy tay
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng
- Căn cứ xác định giá đất thị trường
- Quy hoạch 9 dự án đầu tư xây dựng
- Cấm cán bộ, công chức mua bán hồ sơ đất đai