Một số ngân hàng thương mại vẫn tìm cách trì hoãn hạ lãi suất cho vay trung dài hạn bằng “tiểu xảo”...
Đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại - Ảnh minh họa.
Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, một số ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất huy động mới. So với đầu năm, lãi suất huy động VND đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Bùng nổ đầu tư bất động sản cho thuê
- 10 sự kiện thế giới nổi bật 2015 do TTXVN bình chọn
- Để “bánh ngon” không trở thành thảm họa kinh tế
- Quy định giá đất tái định cư hộ chính 2 khu tái định cư thuộc huyện Hoà Vang
- Đà Nẵng nghiên cứu xây hầm vượt sông Hàn
- Bỗng dưng có hàng ngàn tỉ đồng nhờ nắm thông tin quy hoạch
- Hỗ trợ 25% lãi suất với hộ sớm trả nợ tiền sử dụng đất tái định cư
- Sớm xây dựng hầm chui qua sông Hàn
- Bất động sản nhộn nhịp dịp cuối năm
- Ba người đứng tên chung thửa đất, được không?
- Mua đất chung, giấy đỏ cấp sao?
- Đề xuất xây dựng hầm đường bộ qua sông Hàn
- Sẽ làm hầm chui qua sông Hàn?
- Đất nền, nhà phố tăng tốc đón dòng tiền cuối năm
- Xu hướng bất động sản 2016: Liệu có giảm giá?
- Nhiều sự kiện hấp dẫn chào năm mới 2016
- Thẻ căn cước công dân được cấp như thế nào từ năm 2016
- Đầu tư bất động sản - du lịch hút khách
- Công bố 16 Luật và 7 Nghị quyết
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm!