Một số ngân hàng thương mại vẫn tìm cách trì hoãn hạ lãi suất cho vay trung dài hạn bằng “tiểu xảo”...
Đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại - Ảnh minh họa.
Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, một số ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất huy động mới. So với đầu năm, lãi suất huy động VND đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Condotel ‘đuối sức’ sau cuộc đua cam kết lợi nhuận
- Tư vấn ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bất động sản
- Vốn ngoại liên tục chảy vào bất động sản Việt Nam
- Giải mã "ẩn số" trên thị trường bất động sản
- Tìm kiếm bất động sản trực tuyến tại Việt Nam tăng kỷ lục
- Sun Group tặng kỳ nghỉ tại Phú Quốc cho khách hàng
- Trung Nam nhận chuyển nhượng 65% cổ phần từ Rocky Lai & Associates tại IT Park Đà Nẵng
- Mua nhà mới nhất định phải 'soi' kỹ 5 yếu tố phong thủy này
- Những “nữ thần” TWICE thích thú trải nghiệm Sun World Ba Na Hills
- Công bố quy hoạch khu đô thị cao cấp tại quận Ngũ Hành Sơn
- New Da Nang City: "Cháy hàng" sau 40 phút mở bán
- Hoàn thiện khuôn khổ thể chế về đăng ký tài sản tại Việt Nam
- Hometel - cơ hội đầu tư năm 2017
- VinaCapital chính thức giới thiệu biệt thự mẫu The Ocean Estates
- Thị trường bất động sản: Mặt bằng bán lẻ cần chất hơn lượng
- Đêm trắng trên công trường khách sạn Sheraton Đà Nẵng
- Phú Gia Thịnh mở bán dự án New Da Nang City từ 699 triệu đồng
- “Chưa có thời điểm nào mua nhà tốt hơn hiện tại”
- Tái khởi động dự án khách sạn lớn nhất thế giới
- Đà Nẵng: BĐS nghỉ dưỡng giảm tốc, khách sạn đón nguồn cung khủng