Một số ngân hàng thương mại vẫn tìm cách trì hoãn hạ lãi suất cho vay trung dài hạn bằng “tiểu xảo”...
Đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại - Ảnh minh họa.
Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, một số ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất huy động mới. So với đầu năm, lãi suất huy động VND đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Chuẩn mực condotel 5 sao trong khu nghỉ dưỡng Naman Retreat
- Giá đất ven biển tăng mạnh
- Đánh giá độ an toàn và hiệu quả đầu tư Dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng
- Sôi động thị trường nhà ở cuối năm
- InterContinental Danang tiếp tục nhận Oscar du lịch lần 3
- Tương lai sông Hàn từ những ý tưởng quy hoạch, thiết kế cảnh quan
- Bà Nà Hills- đỉnh núi hồi sinh
- Trao giải cuộc thi Ý tưởng quy hoạch và thiết kế cảnh quan hai bờ sông Hàn
- Chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai
- Đầu tư căn hộ condotel: Cẩn trọng trước “mê hồn trận”
- Những cơn sóng cuối năm
- Căn hộ cao cấp giá mềm gây sốt thị trường cuối năm
- Năm 2017: Nhu cầu nhà ở giá rẻ vẫn cao
- Naman Garden - Giá trị của sự hạn hữu
- Sun Group ra mắt dự án căn hộ đẳng cấp quốc tế gần Hồ Gươm
- Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2017
- Đà Nẵng với Tuần lễ cấp cao APEC 2017
- KỈ NIỆM 20 NĂM ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH TP TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG: "Tiền sảnh Đà Nẵng", 20 năm chuyển mình thành "Vùng đất 5 sao"
- Bà Nà Hills nhận danh hiệu Tin và Dùng Việt Nam 2016
- Đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án nhà khách Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng