CafeLand – Giá các loại đất trong Bảng giá đất năm 2015 cơ bản phù hợp với giá đất thị trường, có điều chỉnh tăng khi có đầu tư nâng cấp hạ tầng và giảm cho phù hợp với tình hình thực tế thị trường tại địa phương.
Đó là nhận định chung trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xây dựng Bảng giá đất năm 2015 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, giá đất ở tại nông thôn năm 2015 có 14 tỉnh giữ nguyên mức giá, 46 tỉnh điều chỉnh tăng và 03 tỉnh (Hà Nội, Hà Nam, Ninh Thuận) điều chỉnh giảm. Những địa phương có mức giá đất ở tại nông thôn cao thuộc xã miền núi, gồm: Thanh Hóa (5.500.000 đồng/m2), Hà Tĩnh (6.000.000 đồng/m2); địa phương có mức giá thấp nhất là Quảng Bình (180.000 đồng/m2), Bình Định (190.000 đồng/m2), Hà Giang (253.000 đồng/m2), Bình Phước (290.000 đồng/m2).
Giá đất ở tại 2 đô thị loại đặc biệt được điều chỉnh tăng cho phù hợp hơn với giá đất phổ biến trên thị trường và giảm dần mức chênh lệch về giá giữa các khu vực, cụ thể:
Tại Hà Nội, mức giá cao nhất là 162.000.000 đồng/m2 tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), tăng gấp 2 lần so với năm 2014; Giá đất ở tại các quận có mức thấp nhất là 3.960.000 đồng/m2 tại phường Dương Nội (quận Hà Đông).
Đường Nguyễn Huệ hiện đã chuyển thành phố đi bộ với công trình nhạc nước
Tại TP.HCM, giá đất ở cũng được điều chỉnh tăng lên mức 162.000.000 đồng/m2, tăng 2 lần so với năm 2014, tập trung tại các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1 như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai... Mức giá thấp nhất tại các quận là 1.500.000 đồng/m2.
15 đô thị loại I: So với năm 2014, giá đất ở tại đô thị loại I được điều chỉnh tăng 17,13%. Hạ Long (Quảng Ninh) điều chỉnh tăng 19,44%, Việt Trì (Phú Thọ) điều chỉnh tăng 40%, Nam Định (Nam Định) điều chỉnh tăng 20%, Huế (Thừa Thiên - Huế) điều chỉnh tăng 25%, Quy Nhơn (Bình Định) điều chỉnh tăng 40%, Nha Trang (Khánh Hòa) điều chỉnh tăng 1,82%, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) điều chỉnh tăng 33,33%, Cần Thơ điều chỉnh tăng 5,88% và Đà Nẵng điều chỉnh tăng 163,48%. Mức giá đất ở bình quân cao nhất năm 2015 của 15 đô thị loại I là 33.700.600 đồng/m2. Trong đó, thành phố Vinh (Nghệ An) có mức giá đất ở đô thị cao nhất là 51.000.000 đồng/m2; Đà Lạt (Lâm Đồng) là địa phương có mức giá đất ở đô thị tối đa thấp nhất 18.144.000 đồng/m2.
21 đô thị loại II: Phần lớn giá đất tại các đô thị loại II đều giữ nguyên mức giá đất ở so với năm 2014. Mức giá đất ở bình quân tại các đô thị loại này là 22.868.100 đồng/m2, giảm 15,7% so với năm 2014. Trong đó, Hải Dương (Hải Dương) có mức giá đất ở cao nhất là 36.000.000 đồng/m2, bằng 72% mức giá tối đa trong khung giá đất do Chính phủ quy định. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có giá đất ở thấp nhất 9.240.000 đồng/m2, bằng 20,53% so với mức giá đất ở tối đa của loại đất tương ứng trong khung giá đất do Chính phủ quy định.
Đối với các đô thị còn lại (III, IV,V): Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại III tại 34 tỉnh là 15.616.590 đồng/m2, tăng 5,38% so với năm 2014; Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại IV tại 36 tỉnh là 8.963.560 đồng/m2, tăng 13,82% so với năm 2014; Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại V tại 57 tỉnh là 6.666.770 đồng/m2, tăng 26,89% so với năm 2014.
Giá đất thương mại, dịch vụ: Phần lớn các tỉnh quy định giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 70% - 80% mức giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh Hà Giang, Gia Lai có giá đất thương mại, dịch vụ bằng 100% giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh có giá đất thương mại, dịch vụ thấp so với giá đất ở cùng vị trí Hưng Yên (bằng 40%), Khánh Hòa (bằng 30%), Kiên Giang (bằng 42%).
Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ:Phần lớn các tỉnh quy định giá đất này bằng khoảng 60% - 70% mức giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh có giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng 50% giá đất ở cùng vị trí là Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nằng, Quảng Ngãi. Tỉnh Khánh Hòa có giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng 30% giá đất ở cùng vị trí, Hưng Yên bằng 20% đất ở cùng vị trí.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn