Luật Nhà ở mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, song đến nay, người nước ngoài và Việt kiều vẫn chưa thể mua nhà ở tại Việt Nam do quy định của Luật còn nhiều nút thắt.
Nút thắt trong Luật Nhà ở mới
Ông Nguyễn Thanh Hà, Việt kiều Hà Lan đầu tư kinh doanh tại TP.HCM cho biết, rất mừng khi có thể sở hữu một căn nhà tại quê nhà theo quy định của Luật Nhà ở mới. Nhưng dù đã nhắm được một căn nhà tại quận 2, song ông vẫn chật vật với việc làm thủ tục để mua căn nhà này.
![]() |
“Tôi lên phường xin làm thủ tục mua, phường nói chưa nắm được luật và giới thiệu lên quận. Trên quận bắt tôi chứng minh là Việt kiều và các khoản tài chính. Sau khi tôi chứng minh được thì lại bị bắt phải chứng minh tôi chưa có nhà ở tại Việt Nam...”, ông Hà cho biết.
Trong khi đó, theo ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài), việc người Việt Nam ở nước ngoài hay người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh quốc tịch, hay giấy chứng minh đang kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam kèm chứng minh được phép nhập cảnh là làm khó cho những nhà đầu tư nước ngoài hay Việt kiều đang có ý định về Việt Nam sinh sống.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng cho rằng, một trong những vướng mắc của Luật Nhà ở mới là, người nước ngoài hoặc Việt kiều chỉ được sở hữu nhà trong khoảng 50 năm.
Ở một khía cạnh khác, ông Vũ Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Phú Long cho hay, việc giới hạn người nước ngoài sở hữu tại một khu nhà riêng lẻ cấp phường với số lượng không quá 30 căn và người nước ngoài không được sở hữu quá 30% tổng số căn hộ trong một chung cư là không phù hợp.
Tìm hướng tháo gỡ
Ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc Him Lam cho biết, rất ít người nước ngoài tới tìm hiểu dự án của Công ty và Công ty cũng chưa bán được căn hộ nào cho người nước ngoài.
Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia về luật và bất động sản, Luật Nhà ở mới cần được tháo gỡ trong nhiều điểm để tạo thuận lợi cho người mua, phù hợp với thông lệ quốc tế, song vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, ở khâu chứng minh nguồn gốc là Việt kiều. Theo Luật Nhà ở mới, muốn sở hữu nhà, trước tiên, Việt kiều phải có giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt như giấy khai sinh, thẻ căn cước, tờ khai gia đình, CMND, hộ khẩu. Nếu do hoàn cảnh không còn những giấy tờ đó, có thể cho phép sử dụng các giấy tờ khác để chứng minh, như giấy xác nhận được phép nhập cư và nước sở tại từ Việt Nam.
Quy định thời hạn sở hữu 50 năm cũng hạn chế những người mua làm tài sản lâu dài và để lại thừa kế. Vì vậy, có thể sửa lại là, sau 50 năm sẽ được gia hạn tiếp.
Cũng theo ông Hiển, Luật không nên khống chế tỷ lệ sở hữu nhà của người nước ngoài trong một dự án, một khu vực. “Việc khống chế này làm hạn chế những cao ốc phát triển chuyên biệt cho người nước ngoài mà các nước phát triển đều có. Do vậy, có thể điều chỉnh theo hướng, Chính phủ có thể cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài tại những dự án cụ thể thuộc vị trí quy hoạch mà người nước ngoài không được sở hữu 100%”, ông Hiển nói.
Các bản tin khác
- Người nước ngoài mua nhà: Sốt ruột chờ hướng dẫn
- 12 đại dự án của Sun Group tại Việt Nam
- Premier Village: Sổ đỏ trao tay - Lời ngay 9%/năm
- Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm gì khi vào Việt Nam?
- “Săn” bất động sản cao cấp gần trung tâm
- Tạm dừng đấu giá đất ưu đãi cho cán bộ, công chức, viên chức
- Đất Xanh Miền Trung giới thiệu bất động sản Đà Nẵng tại Hà Nội
- Thị trường bất động sản Việt Nam: Khó khăn đã qua
- Không gian độc đáo trên đỉnh Bà Nà
- Nhập cảnh vào Việt Nam là được quyền sở hữu nhà
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư trên địa bàn thành phố
- Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2015
- Phê duyệt Biểu trưng Ngành Tư pháp Việt Nam
- Vốn ngoại “đổ” vào bất động sản
- Không gian spa phủ cây xanh tại Naman Retreat
- Giới thiệu Premier Village Đà Nẵng Resort - Tuyệt tác bên bờ Biển Đông
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất (tiếp theo)
- Quỹ ngoại “dòm ngó” thị trường bất động sản Việt Nam
- Tiền đổ vào bất động sản chiếm gần 20% vốn FDI
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình: Đà Nẵng là hình mẫu về cải cách hành chính trong cả nước