CafeLand - Năm 2016 thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng tích cực ở tất cả các phân khúc. Chính sách cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm đáng kể của nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là những nhận định tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam vừa được bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng phòng nghiên cứu thị trường của JLL Việt Nam chia sẻ.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Trả lời câu hỏi liệu đây có phải thời điểm thích hợp để đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, đại diện của JLL cho biết việc đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức cũng như sự am hiểu thị trường của mỗi nhà đầu tư. Nhìn chung, Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư bất động sản, những thay đổi tích cực về cơ cấu pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập thu hút được nhiều nhà đầu tư và các nhà phát triển nước ngoài tham gia vào thị trường.
Với những ưu điểm như nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường chính trị an toàn. Việt Nam được nhiều nhà đầu tư quan tâm nếu so sánh với các nước khác như Indonesia, Thái Lan và Philipines.
Từ thời điểm chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ năm 2014, số lượng yêu cầu tìm hiểu thông tin mua căn hộ cũng như các giao dịch từ khách mua nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Gần đây, JLL đã thực hiện một chiến dịch quảng bá quốc tế về các dự án nhà ở tại Việt Nam và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như phản hồi tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Singapore, Hồng Kong và Nhật Bản.
Tại một số dự án tại TP.HCM, nhiều người nước ngoài quan tâm nhưng không còn sản phẩm vì quy định giới hạn về tỷ lệ căn hộ người nước ngoài được sở hữu trong một dự án. Hiện đã có khoảng 1000 căn hộ được khách nước ngoài đặt mua so với con số vài trăm trước khi chính sách mới được ban hành.
Đâu là phân khúc tiềm năng
Theo bà Trâm, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm kiếm những bất động sản đang hoạt động hoặc tìm cách liên doanh với các đối tác có danh tiếng tốt, các nhà đầu tư trong nước ưu tiên vào việc mua đất phát triển dự án. Thời gian tới tất cả các phân khúc đều sẽ được nhà đầu tư quan tâm nhưng 2 phân khúc là nhà ở và văn phòng sẽ được chú ý nhiều nhất.
Phân khúc khách sạn và nghỉ dưỡng cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam vẫn còn non trẻ so với các nước khác trong khu vực. Về mặt ví trí, những thị trường như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng là những thành phố có tiềm năng thu hút được nhiều du khách nước ngoài với những bãi biển xinh đẹp và rất nhiều khu nghỉ dưỡng và khách sạn trải dài ven biển.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã phát triển rõ rệt trong vòng 10 năm gần đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn gặp phải nhiều trở ngại như thị trường thiếu tính minh bạch, quan liêu, tham nhũng, hệ thống pháp lý thiếu hiệu quả, nhiều vấn đề liên quan đến đền bù và giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất và quá trình thương thảo với các đối tác trong nước là những thách thức phổ biến.
Đại diện của JLL nhận định bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng trong vòng 2 đến 3 năm tới tại tất cả các phân khúc như nhà ở, văn phòng và khách sạn nghỉ dưỡng. Giá bán phân khúc nhà ở được dự báo sẽ tăng khoảng 1-2% mỗi quý. Đối với phân khúc văn phòng cao cấp, mức giá thuê được dự báo sẽ tiếp tục tăng từ 5-10% trong những quý tới.
Theo Tạp chí kinh doanh BĐS
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn