Hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới...
Phối cảnh thiết kế hầm vượt sông Hàn.
Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa thống nhất sẽ cho triển khai dự án hầm vượt sông Hàn với tổng kinh phí đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng.
Theo đó, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quyết phương án làm hầm thẳng vượt sông Hàn của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4.700 tỷ đồng. Khoảng 210 hộ dân ở hai đầu nút vào hầm sẽ được đền bù giải tỏa để thi công dự án.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay quyết định xây hầm vượt sông Hàn được đưa ra sau khi thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc rất nhiều yếu tố như muốn giữ lại mặt sông rộng 2,5 km; giao thông qua hầm trong mùa mưa gió thuận lợi hơn cầu… Dự kiến năm 2018 sẽ khởi công và hoàn thành trong khoảng 36 tháng.
Theo thiết kế, hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới. Hầm nối tại điểm giao đường Đống Đa, Trần Phú, bờ Tây sông Hàn chạy theo hình chữ Z qua kết nối với đường Vân Đồn, Sơn Trà.
Việc làm hầm thẳng sẽ tốn kinh phí lớn hơn so với làm hầm cong vì kinh phí giải tỏa 210 hộ dân tại nút giao thông phía Tây sông Hàn. Nhưng làm hầm thẳng sẽ giải quyết căn cơ lâu dài cho kỹ thuật công trình và là điều kiện tối ưu nhất cho phương tiện lưu thông qua lại.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, chủ trương làm hầm của Đà Nẵng đã nhận được những dư luận trái chiều. Tuy nhiên, công trình hầm chui qua sông Hàn rất cần thiết, là tầm nhìn phát triển thành phố trong 10-20 năm tới chứ không chỉ trong tương lai gần.
“Trong 5 năm qua, tốc độ phát triển phương tiện giao thông của thành phố đã tăng gấp đôi. Trong khi đó mật độ dân số, du khách trên địa bàn các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng đang gia tăng nhanh chóng. Tới đây phương tiện giao thông sẽ còn tăng lên nhiều. Do vậy, thành phố phải thảo luận việc làm hầm từ hôm nay thì 8 - 10 năm nữa hầm sẽ thể hiện rõ vai trò của mình, đáp ứng sự gia tăng dân số, du khách, phương tiện giao thông”, ông Thơ nói.
Theo đó, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quyết phương án làm hầm thẳng vượt sông Hàn của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4.700 tỷ đồng. Khoảng 210 hộ dân ở hai đầu nút vào hầm sẽ được đền bù giải tỏa để thi công dự án.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay quyết định xây hầm vượt sông Hàn được đưa ra sau khi thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc rất nhiều yếu tố như muốn giữ lại mặt sông rộng 2,5 km; giao thông qua hầm trong mùa mưa gió thuận lợi hơn cầu… Dự kiến năm 2018 sẽ khởi công và hoàn thành trong khoảng 36 tháng.
Theo thiết kế, hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới. Hầm nối tại điểm giao đường Đống Đa, Trần Phú, bờ Tây sông Hàn chạy theo hình chữ Z qua kết nối với đường Vân Đồn, Sơn Trà.
Việc làm hầm thẳng sẽ tốn kinh phí lớn hơn so với làm hầm cong vì kinh phí giải tỏa 210 hộ dân tại nút giao thông phía Tây sông Hàn. Nhưng làm hầm thẳng sẽ giải quyết căn cơ lâu dài cho kỹ thuật công trình và là điều kiện tối ưu nhất cho phương tiện lưu thông qua lại.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, chủ trương làm hầm của Đà Nẵng đã nhận được những dư luận trái chiều. Tuy nhiên, công trình hầm chui qua sông Hàn rất cần thiết, là tầm nhìn phát triển thành phố trong 10-20 năm tới chứ không chỉ trong tương lai gần.
“Trong 5 năm qua, tốc độ phát triển phương tiện giao thông của thành phố đã tăng gấp đôi. Trong khi đó mật độ dân số, du khách trên địa bàn các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng đang gia tăng nhanh chóng. Tới đây phương tiện giao thông sẽ còn tăng lên nhiều. Do vậy, thành phố phải thảo luận việc làm hầm từ hôm nay thì 8 - 10 năm nữa hầm sẽ thể hiện rõ vai trò của mình, đáp ứng sự gia tăng dân số, du khách, phương tiện giao thông”, ông Thơ nói.
Theo Thời báo KInh tế VN
Các bản tin khác
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh
- Hướng dẫn thẩm quyền về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người SDĐ, nhà ở